Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc – sự tác động đối với công tác giáo dục thế hệ trẻ ở Thanh Hoá

Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc – sự tác động đối với công tác giáo dục thế hệ trẻ ở Thanh Hoá

09:43 03/07/2013
    6405

Công tác giáo dục   Web.ĐTN: Quá trình 15 năm thực hiện Nghị quyết TƯ 5 (Khoá VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” đã có sức ảnh hưởng rộng lớn, tạo chuyển biến to lớn trong việc xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc.
Văn hoá là vấn đề hết sức rộng lớn, với cách tiếp cận, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của Đoàn TN và quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết, xin đề cập tới vấn đề tác động của văn hoá tới tư tưởng, đạo đức, lối sống của thế hệ trẻ và việc phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, với những đặc trưng của xứ Thanh.
f
ĐVTN tích cực học tập, bảo tồn, phát huy nghề Dệt thổ cẩm truyền thồng

Sau khi Nghị quyết TƯ 5 (Khoá VIII) ra đời, các cấp Đoàn – Hội và tuổi trẻ các dân tộc trong tỉnh đã nhiệt tình đón nhận và hưởng ứng mạnh mẽ, xem đây là cơ hội lớn để tăng cường giáo dục tư tưởng, văn hoá, đạo đức lối sống, xây dựng lớp thanh niên Thanh Hoá với hình mẫu của người thanh niên trong thời kỳ mới, hội nhập và phát triển. Đồng thời, xem đây là yếu tố thuận lợi trong việc tạo môi trường lành mạnh cho tuổi trẻ về không gian văn hoá đa dạng, phong phú, với truyền thống, tiên tiến, giàu bản sắc tốt đẹp của dân tộc, của quê hương Thanh Hoá.

Có thể khẳng định, qua 15 năm triển khai Nghị quyết, với sự nỗ lực của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị – xã hội và quần chúng nhân dân, việc xây dựng và phát triển nền văn ở tỉnh ta có những chuyển biến quan trọng. Yếu tố văn hoá – nền tảng tinh thần xã hội được định hình, các giá trị truyền thống được bảo tồn, gìn giữ, phát huy, các thiết chế văn hoá được đầu tư, không gian, môi trường văn hoá – xã hội được cải thiện; và văn hoá đã, đang là yếu tố nội sinh, động lực cho sự phát triển quê hương, đất nước. Những năm qua, tỉnh ta thu được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế – xã hội, QP – AN.

Những kết quả trên đã tác động tích cực đến đời sống của tuổi trẻ như: Điều kiện học tập, rèn luyện, vui chơi giải trí, hưởng thụ những giá trị văn hoá, tinh thần được tốt lên; giới trẻ có nhiều cơ hội để cống hiến khả năng của mình cho sự phát triển quê hương, đất nước và được khẳng định mình; có nhiều cơ hội để phát triển tài năng, trí tuệ, thể chất. Từ đó đã giúp định hướng đúng đắn về tư tưởng, đạo đức, lối sống cho giới trẻ; tình hình thanh niên tỉnh ta trong những năm qua và hiện nay cơ bản ổn định, đa số thanh niên tin tưởng vào chủ trương, đường lối, sự lãnh đạo của Đảng; sống có lý tưởng, giàu tình yêu quê hương đất nước, có ý trí vươn lên trong học tập, lao động, không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, sẵn sàng xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Thế hệ trẻ vừa là đối tượng nhưng cũng là chủ thể trong quá trình xây dựng, phát triển văn hoá. 15 năm qua, Đoàn TN đã tích cực triển khai Nghị quyết, cụ thể hoá bằng nhiều phong trào, nhiều CVĐ, hướng đến mục tiêu giáo dục, phát huy TTN trong công cuộc phát triển quê hương, đất nước. Điển hình như: Phong trào TN lập nghiệp, Tuổi trẻ giữ nước, TN tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng; phong trào uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa; CVĐ Tuổi trẻ sống đẹp, sống có ích, CVĐ Cưới theo nếp sống mới trong TN; tuổi trẻ học tập và làm theo lời Bác, thiếu nhi Ngàn việc tốt…Nhiều mô hình hiệu quả như: Phòng cưới TN “1 triệu đồng” ở Hậu Lộc; CLB TN XK bảo vệ môi trường ở Minh Dân, Triệu Sơn; Đội TNTN ở ĐH Hồng Đức, Đội TNXK phòng chống tội phạm, TNXH phường Đông Vệ, TP Thanh Hoá; Chi đoàn xung kích bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Sơn Điện, Quan Sơn…Ngày càng xuất hiện nhiều điển hình thanh niên, thiếu nhi tiên tiến, là những tấm gương sáng trong học tập, rèn luyện, lao động, xây dựng và bảo vệ Tô quốc.

    Bên cạnh những thành tựu, kết quả đạt được, qua 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, vẫn còn một số thực trạng, cần phải nhìn nhận thẳng thắn để tìm ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp, thực hiện tốt Nghị quyết trong giai đoạn tới.
    Trước hết xin nêu lên thực trạng về tư tưởng, đạo đức, lối sống và quan niệm về giá trị văn hoá trong giới trẻ hiện nay. Đó là tình trạng bộ phận TTN sống thiếu lý tưởng, hoài bão, xa dời các giá trị truyền thống, chạy theo lối sống thực dụng, ích kỷ, thiếu trách nhiệm với cộng đồng, gia đình và ngay cả bản thân mình; ứng xử kém văn hoá; thiếu bản lĩnh chính trị, không chịu khó rèn luyện; vấn đề TN vi phạm pháp luật, sa vào các loại tội phạm, TNXH, lây nhiễm HIV/AIDS, văn hoá khi tham gia giao thông đang là vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay.

Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, trước hết, từ đặc điểm tâm lý của giới trẻ, đây là đối tượng chịu tác động đa chiều từ môi trường sống xung quanh, cộng với đặc thù lứa tuổi đang trong quá trình hoàn thiện nhân cách, tâm sinh lý chưa ổn định, rất nhạy cảm với cái mới, khả năng đề kháng với những cái xấu, cái tiêu cực chưa tốt. Trong khi môi trường văn hoá, môi trường xã hội chưa hoàn thiện, có nơi, có lúc còn nhiều tác động xấu và trực tiếp. Chẳng hạn như: Kết cấu gia đình – được xem là tế bào xã hội hiện nay đã khác xa, các yếu tố trong gia đình truyền thống bị phai nhạt, trong gia đình bố, mẹ, ông bà sống không gương mẫu, con cái dễ sinh hư. Thực tế, nhiều vụ án của TTN gây ra, tìm hiểu có nguyên dân chính từ thiếu giáo dục từ gia đình, bố mẹ ly hôn. Hay những mối quan hệ, ứng xử trong xã hội, nhiều hiện tượng tiêu cực cũng tác động trực tiếp đến tư tưởng, lối sống của giới trẻ. Hiện nay chúng ta đang thực hiện Nghị quyết TW 4 (khóa XI), cũng đã chỉ ra một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống. Thật vậy, TTN luôn xem người lớn là tấm gương để học tập, người lớn chưa tốt chắc chắn sẽ ảnh hưỏng đến sự rèn luyện, phấn đấu của giới trẻ. Trong một xã hội đang còn nhiều tiêu cực, chắc chắc tác động đến thành phần sống ở xã hội đó, mà TTN là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. 

Một yếu tố nữa là việc quản lý, ngăn chặn tác động của các loại hình văn hoá xấu đến đời sống xã hội, nhìn chung chưa tốt đã ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, hành động, lối sống của giới trẻ. Việc quản lý mạng internet, các trò chơi bạo lực trực tuyến, phát thanh, truyền hình vệ tinh…kích động bạo lực, tình dục rất nguy hiểm; chỉ cần cái lick chuột, có thể vào ngay thế giới ảo với bao sự tốt -xấu và không ai kiểm soát. Quá trình hội nhập, văn hoá tốt có, xấu cũng rất nhiều ồ ạt vào, không có hình thức chọn lọc chắc chắn ảnh hưởng đến lối sống. Hiện nay công tác quản lý báo chí, truyền thông cũng chưa tốt. Đôi khi chính truyền thông do chỉ tính đến lợi ích trước mắt, vô tình cổ vũ cho cái xấu, cái ác. Mở báo mạng hàng ngày, nhìn bức tranh xã hội ra sao, toàn màu xám; nhiều việc tốt, nhiều người tốt không đưa, toàn đưa cái xấu, cái tiêu cực, nhiều lần rối tác động ngay đến tư tưởng, tình cảm của giới trẻ. Rồi truyền hình, phát thanh nhiều đài các thế lực thù địch có nội dung rất phản động, chúng ta cũng chưa có biện pháp hữa hiệu để kiểm soát.

Vấn đề nữa là hiện nay thiết chế hoá hoá như: Bảo tàng, hiệu sách, nhà hát, rạp chiếu phim của nhà nước, công viên giải chí, sân chơi thể dục thể thao… đầu tư còn thiếu và chưa đồng bộ. Thường TTN không chơi chỗ này, họ chơi chỗ khác, ngày xưa tuy khó khăn nhưng có nhiều trò chơi dân gian rất bổ ích, mang tính văn hoá và giáo dục rất cao, nay đã mai một, không gian vui chơi rất bó hẹp, lại vào thế giới ảo hoặc tụ tập sa vào các trò chơi thiếu lành mạnh.

Để tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết TƯ 5 (Khoá VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” trong thời gian tới, xin kiến nghị một số giải pháp như sau:

Một là, tăng cường quản lý nhà nước về văn hoá, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi những tác động tiêu cực của các loại hình văn hoá, các sản phẩm văn hoá xấu đến người dân cũng như giới trẻ; kịp thời định hướng các giá trị văn hoá tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cho tuổi trẻ; thường xuyên biểu dương gương người tốt, việc tốt, nhân rộng điển hình tiên tiến, lấy cái đẹp dẹp đi cái xấu, lấy cái tích cực để hạn chế đi cái tiêu cực, tạo không gian môi trường văn hoá, xã hội lành mạnh để tuổi trẻ học tập, rèn luyện, hoàn thiện nhân cách, trở thành người có ích cho xã hội.

Hai là, tiếp tục xã hội hoá về văn hoá, huy động quần chúng vào quá trình xây dựng phát triển văn hoá. Thiết nghĩ cần quan tâm tới xây dựng gia đình – tế bào xã hội. Bởi vì gia đình là trường học đầu tiên, là nơi nuôi dưỡng những tâm hồn; yếu tố gia đình có ảnh hưởng to lớn tới việc hình thành nhân cách, con người của thanh thiếu niên.

Ba là, quan tâm đầu tư các thiết chế văn hoá, nhất là các thiết chế thiết thực, liên quan trực tiếp tới tuổi trẻ như: Nhà văn hoá, trung tâm hoạt động TTN; khôi phục lại các trò chơi dân gian, sân chơi thể thao… tạo điều kiện cho tuổi trẻ có điều kiện được hưởng thụ những thành quả của văn hoá để phát triển trí tuệ, nhân cách, thể chất, cũng là yếu tố quan trọng của quá trình xây dựng nguồn nhân lực trẻ phục vụ công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *