Nhân rộng các mô hình tiếp cận phổ cập SKSS/SKTD cho VTN/TN Việt Nam

Nhân rộng các mô hình tiếp cận phổ cập SKSS/SKTD cho VTN/TN Việt Nam

21:10 27/09/2016
    1063

Công tác giáo dục   Web.ĐTN: Ngày 26/9, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung tâm Thanh thiếu niên Trung ương phối hợp với Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo Tổng kết sáng kiến thúc đẩy tiếp cận dịch vụ và thông tin về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho vị thành niên, thanh niên (SKSS/SKTD cho VTN/TN).
Dự Hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn – Bí thư BCH Trung ương Đoàn; Vũ Đăng Minh – Vụ trưởng Vụ Công tác Thanh niên, Bộ Nội vụ; Bà Ritsu Nacken – Phó Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam; cùng đại diện Tổng cục Dân số-KHHGĐ, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Trung tâm TTN Trung ương thuộc Trung ương Đoàn; cùng các nhóm tác giả được hỗ trợ triển khai ý tưởng.

d
Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn – Bí thư BCH Trung ương Đoàn phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn – Bí thư BCH Trung ương Đoàn đã ghi nhận 6 sáng kiến của các nhóm thanh niên được hỗ trợ kinh phí đã triển khai có nhiều ý tưởng sáng tạo, qua đó nhằm cải tiến phương thức và nội dung các hoạt động của Đoàn. Thông điệp của các ý tưởng truyền tải được các kỹ năng trao đổi tương tác, cách tiếp cận mới nhằm giải quyết nhu cầu của giới trẻ và nâng cao khả năng đưa ra các quyết định tích cực về vấn đề sức khỏe, tình dục của vị thành niên, thanh niên.

Theo bà Ritsu Nacken, Phó Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam cho biết, nhiều thanh niên vẫn còn thiếu kiến thức và kỹ năng sống thiết yếu để quan hệ tình dục an toàn, không có điều kiện đầy đủ và đồng thời phải đối mặt với những khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ SKSS/SKTD. Giáo dục SKSS/SKTD cho thanh niên còn hạn chế, đặc biệt nhóm yếu thế như: thanh niên dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người di cư và thanh niên khu vực nông thôn… Do vậy, thanh niên dễ có nguy cơ mang thai ngoài ý muốn và mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

“Chúng ta cần đảm bảo sự tham gia của thanh niên vào việc thiết kế và phân tích các chính sách ảnh hưởng tới họ sẽ giúp các chính sách và dịch vụ đáp ứng được nhu cầu thực tế của thanh niên, sự tương tác của thanh niên là rất quan trọng giúp xây dựng thành công các chương trình, mục tiêu giành cho giới trẻ”, bà Ritsu Nacken nhấn mạnh.

a
Bà Ritsu Nacken, Phó Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam khẳng định, UNFPA sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ Chính phủ Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc triển khai nhân rộng các mô hình nhằm hiện thực hóa mục tiêu tiếp cận phổ cập sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho thanh, thiếu niên Việt Nam.

Với tổng kinh phí hỗ trợ lên đến 14.000 đô la Mỹ, 6 sáng kiến tiếp cận thông tin, dịch vụ chăm sóc SKSS/SKTD cho VTN/TN đã thu được các kết quả đáng khích lệ với nhóm 3 bạn trẻ ở Hà Nội có sáng kiến về “Can thiệp giúp nâng cao kiến thức và tiếp cận dịch vụ chăm sóc SKSS của nữ thanh niên công nhân tại công ty TNHH Daeyang Việt Nam, Hà Nội”; Sáng kiến “Tư vấn bằng ngôn ngữ và cử chỉ cho người VTN/TN khuyết tật (nghe, nói) về chăm sóc SKSS/SKTD trên địa bàn thành phố Đồng Hới” của nhóm thanh niên ở Quảng Bình; Sáng kiến “Úng dụng tra cứu thông tin và dịch vụ về chăm sóc SKSS/SKTD” và “Can thiệp nâng cao kiến thức và thái độ về SKSS của học sinh THPT” của 02 nhóm đến từ Hà Nội;  Sáng kiến “ Hành trình không lời” dành cho thanh niên khiếm thính đến từ các bạn trẻ Đà Nẵng và sáng kiến “Truyền thông về chăm sóc SKSS cho thanh niên công nhân di cư khu công nghiệp” của các bạn trẻ phường Ái Quốc, thành phố Hải Dương.

f
Quang cảnh Hội thảo

Các kết quả ban đầu cho thấy hiệu quả của một cách tiếp cận mới do thanh niên làm chủ trong tất cả các giai đoạn từ thiết kế đến tổng kết thực tiễn của các sáng kiến đều có khả năng triển khai ứng dụng trên diện rộng nếu có sự hỗ trợ hợp lý. Các sáng kiến là minh chứng rằng, khi các bạn trẻ được trao quyền thì họ có đủ năng lực để xác định và giải quyết các nhu cầu của chính mình. Cách tiếp cận mới này cho thấy đây là cách tốt nhất huy động sự tham gia của thanh niên trong xây dựng, giám sát, phản biện và thực hiện chương trình. Đây cũng là cơ hội để thanh niên nhận thức đầy đủ hơn vị trí, vai trò, khả năng của mình trong việc góp phần tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn cho cộng đồng, người thân, đặc biệt là lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên.

Thông qua Hội thảo Tổng kết sáng kiến, mong muốn cần tạo nhiều cơ hội, trao quyền và nâng cao năng lực của thanh niên, để khuyến khích các sáng kiến nhằm giải quyết các vấn đề không chỉ của thanh niên mà còn của xã hội.

d
Sáng kiến của các nhóm được trưng bày, giới thiệu tại Hội thảo

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *