Hai chàng trai “vàng” của Hội Người khuyết tật
15:40 13/06/2011
1651
Công tác giáo dục <p class=”MsoNormal” style=”margin: 0in 0in 0pt;”><br>
</p>
<p class=”MsoNormal” style=”margin: 0in 0in 0pt;” align=”justify”>Nói
về 2 chàng trai “vàng” ấy, bà Bùi Thị Hồng Nhung – Chủ tịch Hội Người
khuyết tật TP Cần Thơ – cho biết 2 bạn đều sinh ra trong nghèo khó, bị
tật từ nhỏ nhưng đều cố gắng vượt qua nghịch cảnh để vươn lên khẳng định
mình với đời.</p>
Nói về 2 chàng trai “vàng” ấy, bà Bùi Thị Hồng Nhung – Chủ tịch Hội Người khuyết tật TP Cần Thơ – cho biết 2 bạn đều sinh ra trong nghèo khó, bị tật từ nhỏ nhưng đều cố gắng vượt qua nghịch cảnh để vươn lên khẳng định mình với đời.
2 chàng trai “hái ra vàng” ấy là anh Trần Thanh Hải (29 tuổi) và anh Lê Tiến Đạt (24 tuổi).
Giọng ca “vàng” của người quản lý xưởng thủ công mỹ nghệ
Gặp Trần Thanh Hải
ngồi trên chiếc xe lăn ở bục sân khấu, nghe anh hát giống như một nghệ
sĩ chuyên nghiệp bởi giọng anh rất hay. Ít ai biết rằng giọng hát của
người khuyết tật này từng “làm mưa làm gió” ở một vài hội thi văn nghệ
ca cổ sân khấu cải lương toàn quốc.
Hải chia sẻ, anh
sinh ra ở huyện Thới Lai, một huyện nghèo của TP Cần Thơ trong gia đình
có đến 9 anh chị em. Năm 3 tuổi, Hải bị một cơn sốt và cơn bệnh đã cướp
đi sự lành lặn của anh. Anh bị tật 2 chân trong nỗi đau xót của cả gia
đình.
Anh Trần Thanh Hải (ngồi xe lăn, bên trái) đang trình diễn tại buổi lễ kỷ niệm Người khuyết tật 18/4.
Dù vậy anh vẫn được
đến trường như bao bạn bè. Tuy nhiên, do hoàn cảnh gia đình khó khăn và
việc đi lại bất tiện nên học xong lớp 9, Hải nghỉ học. Những tưởng cuộc
đời anh sẽ “bất lực” từ đây, phải phụ thuộc vào gia đình suốt đời. Nhưng
được sự hỗ trợ của gia đình, anh Hải mua một chiếc ghe và cùng hành
nghề buôn bán hàng hóa trên sông với gia đình.
Khoảng năm 2004, Hải
tình cờ biết được có một cơ sở chuyên giúp người khuyết tật ở Cần Thơ,
đó là cơ sở Nhịp cầu thuộc Hội Người khuyết tật TP Cần Thơ. Hải tìm đến
và xin vào học việc. Hải nói: “Với người khuyết tật như chúng tôi thì
học nghề gặp rất nhiều khó khăn do phải di chuyển tới lui. Nhưng cũng
may tại cơ sở này chủ yếu làm nghề thủ công mỹ nghệ, ngồi một chỗ vì thế
chúng tôi cũng nhẹ nhàng hơn”.
Sau khi
học xong, Hải làm việc luôn tại cơ sở này khoảng 4 năm. Năm 2009, từ một
anh thợ, Hải được “thăng chức” lên làm Quản lý xưởng sản xuất, chuyên
đào tạo nghề cho các bạn khuyết tật khác. Hải nói: “Lên chức rồi gặp
nhiều khó khăn hơn vì phải đi tới lui nhiều chỉ dạy cho các bạn học
viên. Nhưng để các học viên rành nghề thì mình phải cố gắng hết sức mới
được”.