Công bố báo cáo tình trạng dân số thế giới năm 2015 với chủ đề: “Chốn bình yên sau cơn bão”

Công bố báo cáo tình trạng dân số thế giới năm 2015 với chủ đề: “Chốn bình yên sau cơn bão”

14:15 11/12/2015
    1131

Công tác giáo dục   Web.ĐTN: Báo cáo Tình trạng Dân số Thế giới năm 2015 với tựa đề “Chốn bình yên sau cơn bão” cho thấy trong số 100 triệu người cần được hỗ trợ nhân đạo trên khắp thế giới hiện nay thì có khoảng 26 triệu người là phụ nữ và trẻ em gái vị thành niên trong độ tuổi sinh sản.
Sáng ngày 4/12, tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tổng cục dân số và kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) tổ chức Lễ công bố báo cáo tình trạng dân số thế giới năm 2015, một báo cáo thường niên của UNFPA với chủ đề: “Chốn bình yêu sau cơn bão: Chương trình nghị sự thay đổi cho phụ nữ và trẻ em gái trong một thế giới khủng hoảng”.

Tham dự Lễ công bố có đồng chí Nguyễn Mạnh Dũng – Bí thư Thường trực BCH Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; bà Ritsu Nacken – Quyền Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam; đồng chí Lê Cảnh Nhạc – Phó Tổng Cục  trưởng Tổng cục Dân số và kế hoạch hóa gia đình; đồng chí Nguyễn Dung – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế; cùng đại diện các bộ, ban ngành ở Trung ương và tỉnh Thừa Thiên- Huế. Đặc biệt là sự có mặt của trên 2.000 đoàn viên thanh niên, sinh viên và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.

f
Văn nghệ chào mừng của đoàn nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên-Huế mang đậm chất của tuổi trẻ hôm nay

f
Bà Ritsu Nacken (bên phải) – Quyền Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam trao bản báo cáo  tình trạng dân số thế giới năm 2015 cho Trung ương Đoàn, Tổng Cục  trưởng Tổng cục Dân số và kế hoạch hóa gia đình và tỉnh Thừa Thiên- Huế

Hãy nỗ lực nhiều hơn nữa

Tại lễ công bố, báo cáo Tình trạng Dân số thế giới năm 2015 đã đưa ra một chương trình nghị sự mới cho các ứng phó nhân đạo nhằm thúc đẩy hỗ trợ cho hàng triệu người dân đang bị tụt lại phía sau.

Báo cáo cho thấy trong số 100 triệu người cần được hỗ trợ nhân đạo trên khắp thế giới hiện nay thì có khoảng 26 triệu người là phụ nữ và trẻ em gái vị thành niên trong độ tuổi sinh sản. Báo cáo còn cho biết các dịch vụ chăm sóc SKSS/SKTD vốn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe và tính mạng cho phụ nữ, nhưng thường rất khó tiếp cận tại thời điểm mà họ cần tới các dịch vụ này nhất. 3/5 số ca tử vong mẹ hiện nay xảy ra tại các quốc gia dễ bị ảnh hưởng từ xung đột hoặc thiên tai. Tại các quốc gia này, mỗi ngày có tới 507 phụ nữ tử vong do các nguyên nhân liên quan tới mang thai hoặc sinh nở.

Báo cáo cũng cho thấy hiện nay xung đột và thiên tai đang xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, do đó UNFPA đang gia tăng các hoạt động hỗ trợ nhân đạo. Trong năm 2015, UNFPA đã hỗ trợ ứng phó với khủng hoảng tại 38 quốc gia.

g
Bà Ritsu Nacken (bên phải) – Quyền Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam công bố báo cáo tình trạng dân số thế giới năm 2015
g
Các đại biểu tham dự lễ công bố đang theo dõi bài phát biểu của bà Ritsu Nacken


Thông tin từ Báo cáo còn nêu việc bảo vệ các quyền và sức khỏe của phụ nữ và trẻ em gái vị thành niên không chỉ có vai trò quan trọng trong việc giúp họ vượt qua những khó khăn do chiến tranh và thiên tai, mà còn góp phần đẩy nhanh quá trình phục hồi sau khủng hoảng. Chúng ta cần tạo dựng một nơi bình yên với các điều kiện tốt hơn, ổn định hơn và xây dựng năng lực giúp người dân thích ứng tốt hơn để có thể vượt qua những khó khăn gây ảnh hưởng tới sức khỏe, quyền và tương lai của họ.

Cụ thể, trong năm 2014, Liên Hợp Quốc cần một con số kỷ lục là khoảng 19,5 tỷ đô la Mỹ cho hỗ trợ nhân đạo, nhưng số tiền thiếu hụt cũng ở mức kỷ lục là 7,5 tỷ đô la Mỹ. Việc thiếu ngân sách có thể gây nguy hiểm cho tính mạng và sức khỏe của hàng triệu người. Năm 2015, UNFPA chỉ nhận được chưa tới một nửa kinh phí cần thiết để đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong chăm sóc SKSS/SKTD cho phụ nữ và trẻ em gái vị thành niên.

Báo cáo kết luận “Chỉ có sự phát triển công bằng và bình đẳng cho tất cả mọi người, bảo vệ các quyền của con người, bao gồm quyền sinh sản mới có thể giúp con người thích ứng và phục hồi sau thảm họa hay thiên tai”.

g
Các bạn trẻ tỉnh Thừa Thiên -Huế với màn dân vũ

Phát biểu phát biểu và trao báo cáo tình trạng Dân số thế giới năm 2015, Bà Ritsu Nacken, Quyền Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam nhấn mạnh: “Việt Nam là một trong các quốc gia trong khu vực châu Á Thái Bình Dương dễ bị ảnh hưởng do thiên tai. 70% dân số Việt Nam sống ở ven biển và ở những khu vực tương đối thấp so với mực nước biển, chính vì vậy Việt Nam là một trong 5 quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, Việt Nam cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể ứng phó hiệu quả khi thiên tai xảy ra, đồng thời đảm bảo các nhu cầu quan trọng của phụ nữ và trẻ em gái vị thành niên không bị bỏ qua”. 

Bà Ritsu Nacken kêu gọi Chính phủ Việt Nam và cộng đồng quốc tế có thêm nhiều nỗ lực hơn nữa để bảo vệ sức khỏe và các quyền của phụ nữ và trẻ em gái. Bằng việc tập trung sự ưu tiên vào vấn đề chăm sóc sức khỏe, các quyền và khuyến khích phụ nữ, các em gái vị thành niên và thanh niên tham gia một cách toàn diện và đầy đủ vào đời sống xã hội, chúng ta có thể góp phần mang lại một thế giới tốt đẹp hơn, hòa bình và ổn định hơn.

Phát huy vai trò xung kích tình nguyện của tuổi trẻ

Việt Nam đang trải qua những thay đổi đáng kể trong cơ cấu nhân khẩu học và kinh tế xã hội, trong đó lực lượng trong độ tuổi thanh niên chiếm gần 40% dân số, là nguồn nhân lực quan trọng của đất nước cũng như đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của Việt Nam. Tại buổi  lễ, đồng chí Nguyễn Mạnh Dũng – Bí thư Thường trực BCH Trung ương Đoàn cho biết, hậu quả của thiên tai hạn hán, lũ lụt đã gây ra ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế – xã hội và sức khỏe của cộng đồng. Đặc biệt, một trong những đối tượng dễ bị tổn thương trong thiên tai bao gồm trẻ em và phụ nữ. “Với trách nhiệm của mình, trong những năm qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã thường xuyên tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sức khỏe nhất là sức khỏe sinh sản cho đoàn viên thanh niên. Đồng thời, tổ chức triển khai nhiều hoạt động thiết thực góp phần bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả do thiên tai”, đồng chí Nguyễn Mạnh Dũng nói.

f
Đ/c  Nguyễn Mạnh Dũng – Bí thư Thường trực BCH Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát biểu tại buổi lễ Công bố báo cáo tình trạng dân số thế giới năm 2015

v
Các bạn trẻ tỉnh Thừa Thiên -Huế tham dự buổi lễ sáng ngày 4/12/2015

Để phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ chung tay chăm sóc sức khỏe sinh sản cho trẻ em gái và phụ nữ trong thiên tai, thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn Nguyễn Mạnh Dũng đã cam kết phối hợp chặng chẽ cùng các bộ, ban, ngành, đoàn thể trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho trẻ em gái và phụ nữ trong các vùng xảy ra thiên tai.

Để thực hiện cam kết đạt hiệu quả, đồng chí Nguyễn Mạnh Dũng kêu gọi và đề nghị các cấp bộ Đoàn và đoàn viên thanh niên trong cả nước hãy phát huy vai trò xung kích tình nguyện của tuổi trẻ thực hiện tốt 3 nội dung, trong đó: Tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức về kiến thức, về sức khỏe sinh sản cho nữ đoàn viên thanh niên và cho cộng đồng bằng nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với tâm sinh lứa tuổi; đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản – kế hoạch hóa gia đình cho người dân ở khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, trong đó đặc biệt quan tâm đến phụ nữ và trẻ em gái. 

Tăng cường tuyên truyền, vận động, giáo dục thanh thiếu nhi nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên  nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu; luôn sẵn sàng chung tay ứng phí với thiên tai, tham gia các động trồng và bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ dòng sông quê hương, vệ sinh môi trường đô thị. Ngoài ra, phối hợp với các đơn vị liên quan nâng cao năng lực cho cán bộ Đoàn, Hội chuẩn bị ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, bảm đảm việc cung cấp một cách kịp thời, hiệu quả dịch vụ sức khỏe sinh sản – kế hoạch hóa gia đình cho người dân.

f
Bạn trẻ Nguyễn Thị  Thùy Linh

Nhằm thể hiện tinh thần Việt Nam và cam kết của tuổi trẻ trong việc chung tay chăm sóc sức khẻo sinh sản cho trẻ em gái và phụ nữ trong thiên tai; nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, bạn trẻ
Nguyễn Thị  Thùy Linh đại diện cho tuổi trẻ tỉnh Thừa Thiên-Huế nói riêng và tuổi trẻ cả nước nói chung đã phát biểu bày tỏ quyết tâm mạnh mẽ xung kích, đi đầu trong công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em gái và phụ nữ trong thiên tai; và xin hứa nguyên đem hết khả năng của mình để thực hiện tốt công tác chăm sóc nhiều hơn nữa đối với phụ nữ và trẻ em. 

Nằm trong chương trình của Lễ công bố báo cáo tình trạng dân số thế giới năm 2015, Ban tổ chức chương trình còn phối hợp  tổ chức nhiều hoạt động cho các bạn trẻ như: nhảy dân vũ, hơn 100 bạn trẻ tham gia vẽ tranh cổ động về chủ đề bảo vệ phụ nữ và trẻ em, triễn lãm tranh vẽ, tổ chức các trò chơi ngoài trời, gồm: nhảy bao bố, đập niêu … đã thu hút đông đảo sự tham gia của các bạn trẻ thành phố Huế xinh đẹp tham dự và cỗ vũ cho các hoạt động.


g
Vẽ tranh cổ động và trò chơi dân gian đập niêu đã thu hút các bạn trẻ tham gia

         Trong khoảng thời gian từ năm 1994 đến năm 2014, lũ lụt chiếm 43% tổng số các thảm họa thiên tai được ghi nhận và thảm họa lũ lụt ảnh hưởng tới gần 2,5 tỷ người trên thế giới. 

        Trong vòng 20 năm qua, mỗi năm có trung bình 340 thảm họa thiên tai xảy ra, ảnh hưởng đến 200 triệu người mỗi năm, các thảm họa thiên tai này cướp đi 67.500 mạng sống của con người mỗi năm.
Từ năm 2000 đến nay, mỗi năm có trung bình 341 thảm họa liên quan tới biến đổi khí hậu, tăng 44% so với mức trung bình được ghi nhận trong giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2000.
Kiểm soát tăng trưởng dân số, khả năng phải rời khỏi nơi cư trú do thiên tai hiện cao hơn 60% so với 4 thập kỷ trước đây.
Thảm họa thiên tai xảy ra ở các quốc gia có thu nhập cao chiếm 56%, nhưng tỷ lệ tử vong chỉ chiếm khoảng 32%, trong khi đó tỷ lệ thảm họa xảy ra ở các quốc gia có thu nhập thấp chiếm 44% nhưng tỷ lệ tử vong ở các quốc gia này chiếm tới 68% các trường hợp tử vong. 
Trong năm 2014, Liên Hợp Quốc ứng phó với 60 thảm họa thiên tai và 7 trường hợp khẩn cấp nghiêm trọng hoặc xung đột.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *