Các đội viên trí thức trẻ không ngại khó, ngại khổ để đến với đồng bào nghèo
15:51 17/11/2017
924
Công tác giáo dục Web.ĐTN: Trong suốt 05 năm thực hiện nhiệm vụ, các đội viên trí thức trẻ không ngại khó, ngại khổ để đến với đồng bào nghèo; giữ gìn đoàn kết nội bộ; có tinh thần trách nhiệm cao và nhiệt tình trong công việc.
Sau 05 năm thực hiện, dự án đã đào tạo, bổ sung một đội ngũ cán bộ trẻ cho cơ sở và góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của các xã nghèo. Tuy nhiên, do sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các ngành và địa phương nên hiệu quả đưa lại chưa được như mong muốn.
Trí thức trẻ Dự án 600 Đinh Thế Anh, Phó Chủ tịch UBND xã Tà Xùa (Bắc Yên, Sơn La) hướng dẫn người dân trồng và thu hoạch chè |
Theo đồng chí Vũ Đăng Minh – Vụ trưởng Vụ công tác thanh niên, Bộ Nội Vụ cho rằng, được lớn nhất đối với các là tuổi trẻ sẵn sàng vượt qua những khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Bằng nhiệt huyết của mình, các bạn đã có những đóng góp tích cực cho địa phương và có những chương trình, đề án, mô hình đóng góp cho việc phát triển sản xuất, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế, được cấp ủy, chính quyền và nhân dân ghi nhận”.
Kết quả rõ nhất của dự án là trong suốt 05 năm thực hiện nhiệm vụ, các đội viên trí thức trẻ không ngại khó, ngại khổ để đến với đồng bào nghèo; giữ gìn đoàn kết nội bộ; có tinh thần trách nhiệm cao và nhiệt tình trong công việc.
Qua đánh giá của nhiều địa phương, hơn 97% đội viên hoàn thành nhiệm vụ trở lên, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng của các xã.
Theo đánh giá của Ban quản lý dự án, thành công nhất của dự án là sức trẻ, lòng nhiệt huyết và năng lực của các sinh viên mới ra trường đã mang đến cho các địa phương làn gió mới về tác phong làm việc trẻ trung, năng động. Với tinh thần hăng hái, nhiệt tình, họ đã triển khai có hiệu quả chương trình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho bà con.
Bên cạnh đó, nhiều mô hình kinh tế do các đội viên đề xuất đang được người dân địa phương áp dụng, mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Mô hình phát triển đàn mật ong gắn với khu du lịch sinh thái tại xã An Lạc, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang; đề án trồng 600.000 bầu chè chất lượng cao tại xã Long Cốc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ; mô hình liên kết thị trường tiêu thụ lâm sản của nhóm Mạy Phấy ở xã Chu Hương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn…
Tại tỉnh Điện Biên, 32 đội viên được tăng cường về làm Phó Chủ tịch UBND xã ở đây đã cùng với các cơ quan, ban ngành địa phương thực hiện khai hoang, phục hóa, mở rộng đất sản xuất. Qua vận động, tuyên truyền của họ, nhiều gia đình đồng bào dân tộc thiểu số đã đưa con em đi học đúng độ tuổi, tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hóa mới, từng bước xóa bỏ những hủ tục lạc hậu. Đến nay, có 30 người trong tổng số 32 Phó Chủ tịch xã ở Điện Biên được quy hoạch, bố trí công việc mới.
Theo đồng chí Mùa A Vảng – Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên, nhiều cán bộ trẻ về đây đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao: “Đến thời điểm này, tỉnh Điện Biên có 30 đội viên đang đảm nhận chức vụ Phó Chủ tịch xã. Những bạn có trình độ đã đem kiến thức của mình để hướng dẫn bà con trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình. Các đội viên cũng đem lại phong cách làm việc chuyên nghiệp, khoa học hơn đối với những chương trình làm việc của xã”.
Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình
Trần Công Thuật nhận xét, đội ngũ trí thức trẻ về làm Phó Chủ tịch xã của huyện miền núi Minh Hóa đã làm tốt những công việc được giao, nhất là trong việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vệ sinh môi trường và cùng chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới. Chương trình 600 tri thức trẻ về làm Phó Chủ tịch xã thì các em cơ bản phát huy tốt. Từ nhà trường và từ thực tiễn, các em được bồi dưỡng ở cơ sở đều xông xáo và phát huy được năng lực của mình. Chương trình 600 tri thức trẻ như vậy là thành công và chúng tôi mong muốn tiếp tục được triển khai”.Trong kỳ đại hội Đảng cơ sở vừa qua, có 153 trí thức trẻ tại 20 tỉnh thuộc phạm vi thực hiện dự án được bầu và trúng cử vào Ban Chấp hành Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2015 – 2020 và hiện đang giữ các chức danh lãnh đạo khác nhau. Số còn lại thì phần lớn được các địa phương tuyển dụng vào công chức và còn 120 người khác hiện chưa được sử dụng và chưa biết đi đâu, về đâu?